ISO 22000 có thể được áp dụng cho tất cả các tổ chức trong chuỗi thực phẩm, từ khâu chăn nuôi, sơ chế đến chế biến, vận chuyển và lưu kho, cũng như các khâu hợp đồng phụ bán lẻ, hoặc các tổ chức liên quan khác, ví dụ như, xí nghiệp sản xuất thiết bị, bao bì, các chất làm sạch, phụ gia thực phẩm ...vv.
An toàn thực phẩm liên quan đến sự tồn tại các mối nguy liên quan đến thực phẩm. Vì các mối nguy liên quan đến thực phẩm có thể xuất hiện ở bất cứ giai đoạn nào trong chuỗi thực phẩm, nên việc kiểm soát nghiêm ngặt toàn bộ chuỗi là tối cần thiết. Bởi vậy, an toàn thực phẩm là trách nhiệm chung và chỉ được đảm bảo chắc chắn bằng một sự cố gắng chung của tất cả các bên tham gia chuỗi.
Các tổ chức sản xuất, chế biến hay cung cấp thực phẩm đều nhận thấy yêu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng về bằng chứng là họ có thể phát hiện và kiểm soát các mối nguy thực phẩm, cũng như những điều kiện ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm. ISO 9001:2000 về quản lý chất lượng không phải là hệ thống đặc thù cho an toàn thực phẩm Vì vậy, nhiều nước như Đan mạch, Hà lan, Irelan, Uc và các nước khác đã xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia và các tài liệu khác khuyến khích áp dụng, để phục vụ cho việc đánh giá các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Chính điều này đã dẫn đến nhiều nhầm lẫn nên cần phải thống nhất các tiêu chuẩn quốc gia này thành một tiêu chuẩn quốc tế. Đó là lý do vì sao năm 2001, Hội Tiêu chuẩn Đan Mạch đã đề nghị với Ban Thư ký ISO/TC34 một đề tài mới về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Đó là lý do ra đời tiêu chuẩn ISO 22000
ISO 22000 nêu lên các yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm trong chuỗi thực phẩm, khi một tổ chức:
- Cần phải chứng tỏ khả năng kiểm sóat các mối nguy về an toàn thực phẩm để cung cấp thực phẩm an toàn, đáp ứng cả yêu cầu của khách hàng lẫn yêu cầu quản lý;
- Nhằm tăng cường sự thỏa mãn khách hàng, bằng cách kiểm sóat hữu hiệu các mối nguy ATTP, bao gồm các quá trình cập nhật hệ thống.